THÀNH PHẦN CỦA THUỐC Insunova – R
Mỗi lọ của sản phẩm Insunova – R chứa:
Insulin 1000 IU dạng sinh tổng hợp (nguồn gốc tái tổ hợp ADN)
(bao gồm 30% insulin tác dụng ngắn và 70% insulin isophane (NPH) tác dụng trung bình)
Trong đó: 1 IU (đơn vị quốc tế) tương đương 0,035 mg Insulin human.
Tá dược vừa đủ.
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH CỦA THUỐC Insunova – R
Insunova – R được sử dụng để điều trị đái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp 1).
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG CỦA THUỐC Insunova – R
Bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sỹ, tùy theo nhu cầu của bạn.
Tùy theo khả năng kiểm soát đường huyết và tình trạng chuyển hóa của từng bệnh nhân: Liều thông thường khoảng 0,5-1,0 IU/kg/ngày.
INSUNOVA-R có thể dùng 1-4 lần/ ngày, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Có thể phối hợp insulin tác dụng ngắn và insulin tác dụng trung gian trong cùng ống tiêm, trong trường hợp này insulin tác dụng ngắn được cho vào bơm tiêm trước. Nên tiêm insulin tác dụng ngắn (insulin thông thường) trước khi ăn 30-45 phút.
Cách dùng: Insunova – R thường được tiêm dưới da ở vùng trên cánh tay, đùi, mông hoặc bụng. Tiêm dưới da ở bụng hấp thu nhanh hơn so với những vị trí khác.Tiêm vào chỗ nếp gấp của da nhô lên sẽ giảm tối thiểu nguy cơ tiêm vào bắp.
Lưu ý: bạn nên ăn thức ăn có chứa carbohydrat (ăn bữa chính hoặc ăn dặm) trong vòng 30 phút sau khi tiêm, đồng thời bạn nên thay đổi vị trí tiêm để tránh nguy cơ loạn dưỡng mỡ.
Trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng và tránh bị hạ đường huyết.
Trường hợp bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm sự khởi phát cũng như làm chậm tiến triển các biến chứng. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA THUỐC Insunova – R
Quá mẫn với các thành phần của thuốc
Hạ đường huyết.
THẬN TRỌNG CỦA THUỐC Insunova – R
– Bạn lưu ý rằng lọ thuốc có nắp bảo vệ bằng nhựa màu, phải mở nắp này trước khi rút thuốc vào ống tiêm. Không nên mua lọ thuốc không còn nắp bảo vệ.
– Dùng không đủ liều insulin hay ngưng điều trị có thể gây tăng đường huyết và nhiễm acid ceton, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường týp 1. Các triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện từ từ sau một thời gian, bao gồm khát, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, da có cảm giác kiến bò, khô miệng, chán ăn, hơi thở có mùi aceton.
Insunova – R có dạng hỗn dịch màu trắng đục. Không được dùng nếu thấy chất lỏng trong lọ không trở về dạng trắng đục đồng nhất sau khi lăn nhẹ trong lòng bàn tay.
– Nếu bạn quên tiêm thuốc:
Do thời gian tiêm thuốc rất quan trọng, tốt nhất nên kiểm tra đường huyết, nếu chỉ số đường huyết quá cao thì tiêm insulin dạng tác dụng nhanh. Nếu chỉ số đường huyết không quá cao, chờ tiêm liều kế tiếp theo lịch tiêm.
– Khi ngưng dùng thuốc:
Bạn không được ngưng dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sỹ. Bạn nên liên hệ với bác sỹ hoặc dược sỹ để được hướng dẫn tự điều chỉnh liều insulin dựa trên kết quả đo đường huyết tại nhà.
– Khi chuyển đổi dạng insulin:
Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận khi chuyển đổi dạng insulin. Có thể cần phải thay đổi liều dùng khi thay đổi hàm lượng, dạng insulin (dạng tác dụng ngắn, dạng tác dụng trung bình, dạng tác dụng dài,…), loại insulin (insulin động vật, insulin human), phương pháp sản xuất (insulin sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp AND hay insulin có nguồn gốc động vật)
Bệnh nhân chuyển từ chế phẩm insulin khác sang Insunova – R hay chuyển từ Insunova – R sang chế phẩm insulin khác có thể cần vài ngày đến vài tuần để điều chỉnh liều.
Cần theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát đường huyết khi điều trị bằng insulin, triệu chứng hạ đường huyếtcó thể khác so với trước đây.
Một số bệnh nhân đang dùng insulin có nguồn gốc động vật chuyển sang dùng insulin human cho biết triệu chứng hạ đường huyết sớm thường ít hơn và khác với khi dùng insulin nguồn gốc động vật.
– Dùng lâu ngày:
Có nguy cơ bị biến chứng não nghiêm trọng do không phát hiện tình trạng hạ đường huyết ở một số bệnh nhân bị tiểu đường lâu ngày do không còn nhạy với triệu chứng hạ đường huyết.
- Các trường hợp khác:
+ Người lái xe và làm việc mạo hiểm:
Bệnh nhân đang dùng insulin phải hết sức thận trọng để tránh bị hạ đường huyết khi đang lái xe hoặc làm các công việc mạo hiểm.
+ Uống rượu:
Uống một ít rượu, đặc biệt trong các bữa ăn chính sẽ không ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết hoặc thay đổi liều dùng insulin. Tuy nhiên, uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết.
+ Bệnh nhân trên 60 tuổi và trẻ em:
Một số bệnh nhân lớn tuổi có vấn đề về thị lực có thể gặp khó khăn trong việc xác định đúng lượng insulin khi tiêm. Ngoài ra không có cảnh báo đặc biệt.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 1 lọ x 10 ml. Hộp lớn có chứa 10 hộp có túi giữ lạnh.
NHÀ SẢN XUẤT
Mega Lifesciences (Australia) Pty. Ltd.