THÀNH PHẦN CỦA Thuốc Betamineo
Betamethasone………………………………………..0,25 mg
Dexchlorpheniramine maleate………………………..2 mg
Betamethasone
- Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.
- Betamethasone là một corticosteroid thượng thận có tính kháng viêm. Betamethasone có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng, được dùng điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid .
- Là một glucocorticoide, Betamethasone gây hiệu quả chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoide cao và hoạt tính minéralocorticoide thấp.
Dược động học :
- Phân bố: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason liên kết rộng rãi với protein huyết tương chủ yếu là globulin còn với albumin thì ít hơn.
- Hấp thu: Betamethason dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có 1 lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tácdụng kéo dài hơn.
- Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chậm, chủ yếu chuyển hoá ở gan nhưng cũng có cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
- Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Dexchlorpheniramine maleate
- Dexchlorpheniramine là thuốc kháng histamin đường uống, có cấu trúc propylamin.
Dược động học :
- Phân bố: Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương là 72%.
- Hấp thu: Dexchlorpheniramine có sinh khả dụng vào khoảng 25-50% do bị chuyển hóa đáng kể khi qua gan lần đầu. Thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2-6 giờ. Hiệu lực tối đa đạt được sau khi uống thuốc 6 giờ. Thời gian tác động từ 4-8 giờ.
- Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan và tạo ra chất chuyển hóa được loại gốc methyl, chất này không có hoạt tính. Thuốc chủ yếu được đào thải qua thận và tùy thuộc vào pH nước tiểu, 34% dexchlorpheniramine được bài tiết dưới dạng không đổi và 22% dưới dạng chất chuyển hóa loại gốc methyl.
- Thải trừ: Thời gian bán hủy từ 14-25 giờ.
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH CỦA Thuốc Betamineo
Viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, hen phế quản mãn, viêm lách do dị ứng, phản ứng phản vệ với thuốc, viêm da dị ứng, chàm, viêm da do tiếp xúc, viêm kết mạc dị ứng.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG CỦA Thuốc Betamineo
Người lớn & trẻ > 15 tuổi: 1-2 viên x 3-4 lần/ngày.
Trẻ
- 8-14 tuổi: khởi đầu 1/2-1 viên x 3-4 lần/ngày,
- 3-7 tuổi khởi đầu 1/4-1/2 viên x 2-3 lần/ngày.
Sau đó dùng liều duy trì thấp nhất có hiệu quả.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA Thuốc Betamineo
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân.
Tăng nhãn áp góc hẹp.
Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO).
Loét dạ dày, tá tràng.
Phì đại tuyến tiền liệt hay tắc cổ bàng quang.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA Thuốc Betamineo
Các tác dụng không mong muốn của Betamethason liên quan cả đến liều và thời gian điều trị. Giống như với các Corticosteroid khác, các tác dụng không mong muốn bao gồm: các rối loạn về nước và điện giải, cơ xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt, chuyển hóa và tâm thần.
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Da: Viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch, mụn trứng cá, xuất huyết, vết máu bầm, chứng rậm lông, chậm liền sẹo.
- Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ lành tính.
- Khác: Các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn và giảm huyết áp hoặc tương tự sốc
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Tâm thần: Sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ.
- Mắt: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh.
- Tiêu hóa: Loét dạ dày và có thể sau đó bị thủng và chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
- Thường gặp, ADR > 1/100
- Chuyển hóa: Mất Kali, giữ Natri, giữ nước.
- Nội tiết: Kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp Glucose, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
- Cơ xương: Yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp xe vô khuẩn.
-
- Khác: Ngủ gà, an thần, khô miệng.
TƯƠNG TÁC THUỐC CỦA Thuốc Betamineo
Sử dụng đồng thời với phenobarbital, phenytọne, rifampicine hoặc ephedrine có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid , làm giảm tác dụng điều trị.
Bệnh nhân dùng đồng thời corticọde và estrogene nên được theo dõi về khả năng tăng hiệu quả của corticọde.
Sử dụng đồng thời corticosteroid và thuốc lợi tiểu giảm kali có thể gây hạ kali huyết. Sử dụng đồng thời corticosteroid với các glucoside trợ tim có thể làm tăng khả năng gây loạn nhịp hoặc độc tính của digitalis có liên quan đến việc hạ kali huyết. corticosteroid có thể làm tăng việc hạ kali huyết gây bởi amphotericine B. Trong tất cả các bệnh nhân dùng phối hợp các loại thuốc trên, cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ kali.
Phối hợp của thuốc kháng viêm không stérọde hoặc rượu với glucocorticosteroide có thể gây tăng loét dạ dày ruột.
Dùng đồng thời corticọde với thuốc chống đông máu loại coumarine có thể làm tăng hay giảm hiệu quả chống đông. Trường hợp này cần phải điều chỉnh liều lượng.
Trong bệnh giảm prothrombine trong máu, nên thận trọng khi phối hợp acide acétyl salicylique với corticọde.
Các tương tác trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm: corticọde có thể ảnh hưởng trên thử nghiệm nitro-blue tetrazolium đối với nhiễm khuẩn và tạo ra kết quả âm tính giả tạo.
Corticọde có thể làm giảm nồng độ salicylate trong máu.
Có thể cần điều chỉnh liều lượng thuốc chống đái tháo đường khi có phối hợp với corticọde. Dùng đồng thời liệu pháp glucocorticọde có thể ức chế hiệu quả của somatotropine.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI CỦA Thuốc Betamineo
Hộp 1 chai 100 viên
NHÀ SẢN XUẤT CỦA Thuốc Betamineo
Công ty liên doanh Meyer-BPC – VIỆT NAM